Mặc dù nhận được nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và thương hiệu nổi tiếng, nhiều chuỗi cà phê tại Việt Nam vẫn còn hoặc đã đóng cửa, hoặc thu hẹp quy mô hoạt động.
Dưới đây là một số chuỗi cà phê lớn và quá trình phát triển của họ ở Việt Nam:
NYDC - New York Dessert Café
Vào ngày 20 tháng bảy 2016, sau khi đóng cửa tiệm cuối cùng tại Metropolitan ở khu Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, NYDC, một chuỗi cà phê và bánh ngọt theo kiểu Âu – Mỹ chính thức chào tạm biết khách hàng Việt Nam thông qua Facebook và hứa hẹn “trở lại vào một ngày nào đó”.
Đầu tháng Năm, chuỗi NYDC của chủ sở hữu Singapore đã đóng cửa 3 cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi và tại trung tâm thương mại Cantavil và Cresent tại Tp.HCM.
Với khoản đầu tư từ tập đoàn SUTL, Singapore, NYDC đã đến Việt Nam trong năm 2009 và các bạn trẻ nhanh chóng bị thu hút bởi thực đơn đồ uống xu hướng và hiện đại và các món tráng miệng kiểu Mỹ như cheesecakes và mud-pies. Vào thời điểm hoàng kim, NYDC sở hữu sáu cửa hàng tại thành phố HCM. SUTL đã dự định mở 20 cửa hàng tại các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại trong khoảng thời gian 5 năm với số vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng từ 250-300USD.
Mặc dù NYDC và SUTL đã không đưa ra lời giải thích chi tiết cho việc thu hồi, nhưng những người trong ngành tin rằng, thực đơn đắt tiền và vị trí kinh doanh là những vấn đề chính của sự ra đi này. Trong khi đó, khách hàng Việt Nam trở nên kén chọn hơn và NYDC phải cạnh tranh với các chuỗi thương hiệu Việt Nam như Tây Nguyên, Phúc Long, The Coffee House, Urban Station, và Trung Nguyên.
Gloria Jean`s Coffees
Tháng 4, Chuỗi cà phê của Úc – Gloria Jean`s Coffee quyết định đóng cửa cửa hàng cuối cùng tại Việt Nam, chấm dứt hợp đồng 10 năm ở Tp.HCM và Hà Nội do sự mở rộng còn chậm, giá thuê mặt bằng cao, và một mô hình kinh doanh không phù hợp.
Có mặt tại Việt Nam vào năm 2006 qua ký kết hợp đồng nhượng quyền với một công ty bản địa, Gloria Jean`s Coffee mong muốn kết quả kinh doanh phát triển như tại Thái Lan và Malaysia.
Tuy nhiên, chuỗi cà phê của Úc này chỉ có thể mở 6 cửa hàng tại Tp.HCM và 1 cái tại HN trong 6 năm đầu.
Ông Nguyễn Phi Vân, nhà kinh doanh đầu tiên của chuỗi Gloria Jean`s Coffee tại Việt Nam, trả lời Vnexpress rằng sự sụp đổ này là do việc áp dụng một mô hình kinh doanh đã được phát triển ở Úc cho thị trường trong nước và khu vực.
Sau đó, ngay cả sau khi Gloria Jean`s Coffee International cho phép nhượng quyền thương mại tại Việt Nam để tạo nên một số thay đổi đối với sản phẩm của mình nhằm thích ứng với thị hiếu của người dân Việt Nam, sự tiếp bước thực sự rất khó khăn với nhiều lý do, bao gồm sự cạnh tranh khốc liệt của cả đối thủ nước ngoài lẫn trong nước.
Thương hiệu cà phê Espressamente Illy
Vào năm 2009, Espressamente Illy đã hợp tác với một đối tác Việt Nam gọi là Công ty TNHH XNK Thái Bình Dương để chính thức ra mắt Coffee-bar của thương hiệu Espressamente Illy tại Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu cà phê nổi tiếng tại châu Âu và thế giới này không lâu cũng phải ra đi, với thành tích chỉ 2 cửa hàng ngay trung tâm TP.HCM.
The Coffee Inn
The Coffee Inn là một thương hiệu nổi tiếng khác được mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. The Coffee Inn được xem là thương hiệu đầu tiên đưa cà phê đá xay vào Việt Nam lần đầu tiên.
Doanh thu của chuỗi này tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên, giữa năm 2014, hoạt động bắt đầu chậm lại do sự xuất hiện của ông lớn nước ngoài Starbuck cũng như các nhãn hiệu khác nâng cấp menu và chất lượng đồ uống của họ.
Việc kinh doanh tiếp tục sụt giảm sau sự lên ngôi của các thương hiệu trà sữa như là Ding Tea. Mặc dù, The Coffee Inn đã thay đổi thiết kế cửa hàng và bổ sung nhiều loại thức uống, đồ ăn vào thực đơn của mình, nhưng cuối cùng nó đã không thu hút được người tiêu dùng. Tính đến tháng 9, 2016, ¾ các cửa hàng của công ty đã đóng cửa.
The Kafe
Được thành lập vào năm 2013, Đào Chi Anh, một phụ nữ trẻ dám liều lĩnh bỏ công việc của mình tại một công ty đa quốc gia lớn ở Singapore để tiến hành việc kinh doanh của riêng mình, Kafe đã lên kế hoạch vươn xa ra ngước ngoài, ở Hong Kong hoặc Lodon trong 2 năm.
Chuỗi đồ uống và thức ăn này đã nhanh chóng mở rộng với hàng chục cửa hàng tại HN và dự kiến mở một số cửa hàng tại Tp.HCM. Vào thời điểm đó, mọi người đã bắt đầu đến KAfe, một chuỗi cửa hàng cà phê bán cà phê và đồ ăn nhẹ kiểu Á – Âu, để thưởng thức các loại nước uống và đồ ăn, check in và chụp hình.
Vào tháng 10/2015, Kafe nhận được một quỹ đầu tư trị giá 5,5 triệu Đô la từ công ty Cổ phần tư nhân Cassia Investment ở Hong Kong. Việc đầu tư những tưởng sẽ giúp mở rộng hoạt động của Kafe. Tuy nhiên, một năm sau, khi nhận được khoản đầu tư này, Đào Chi Anh buộc phải rời bỏ công ty của chính cô ấy.
Sau khi cô ấy rời đi, kết quả kinh doanh của Kafe “tuột dốc không phanh”. Vào tháng 4, 2017, các cửa hàng tại HN và HCM đã đóng cửa lần lượt từng cái một. Trang fanpgae Facebook của The KAfe đã ngừng cập nhật kể từ cuối tháng 3/2017.
Saigon Cafe
Vào tháng 6/2016, cửa hàng đầu tiên của chuỗi cửa hàng Saigon Cafe đã được ra mắt tại Tp.HCM, đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu này trong những tháng tiếp theo. Vào thời kỳ thịnh vượng, chuỗi đã có 7 cửa hàng nằm ở vị trí đắc địa của Tp.HCM. Nó thu hút được một lượng khách hàng lớn trong một thời gian ngắn và trở thành một nơi check-in yêu thích của giới trẻ thành phố.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi ra mắt, số cửa hàng giảm xuống còn 2 thay vì 7 như ban đầu.
Một đại diện những người sáng lập Saigon Cafe nói với Zing rằng, tất cả các cửa hàng của Saigon Cafe đều nằm ở vị trí đắc địa, tuy nhiên, vị trí không phải là yếu tố quyết định hiệu quả của việc kinh doanh. Ngoài ra, chuỗi này còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhãn hiệu khác cũng như việc tăng giá thuê mặt bằng. Do đó, công ty quyết định chỉ duy trì hoạt động của 2 cửa hàng có doanh thu cao nhất.
Đại diện cũng cho biết thêm rằng việc cắt giảm các hoạt động của nó là một phần của kế hoạch tái cơ cấu kinh doanh.
Coffee Bene
Tháng 8/2014, Coffee Bene, một chuỗi cà phê Hàn Quốc, mở cửa hàng đầu tiên tại đường Đồng Khởi, HCM.
Với kế hoạch mở ít nhất 3 cửa hàng tại HN vào cuối năm 2014 và dự kiến đạt được 300 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2018.
Tuy nhiên, sau đó nó đã hạ mục tiêu xuống còn 100.
Một người đồng sáng lập của chuỗi nhận xét rằng có quá nhiều “ông lớn” trên thị trường cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường. Trong khi đó, chi phí bán lẻ cao cũng là một vấn đề cản trở kế hoạch phát triển của chuỗi.
Thị trường cà phê Việt Nam được đánh giá là rất khả quan vì dự báo sẽ tăng trưởng 15% đến năm 2020.
Theo Kantar Worldpanel, một chuyên gia toàn cầu về hành vi mua sắm, thị trường cà phê Việt Nam đang tăng trưởng ở khu vực thành thị và chiếm tới 11% ở nông thôn, chủ yếu nhờ vào cà phê hòa tan.
Một cuộc khảo sát của Euromonitor cũng cho thấy doanh thu bán lẻ cà phê hòa tan tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng 18,5% mỗi năm, lên đến 2,4 đến 3,6 nghìn tỷ đồng (107 – 160,7 triệu đô) trong giai đoạn 2011 – 2016.