Khi nhắc tới một quốc gia chúng ta có thể liên tưởng ngay đến nền ẩm thực gắn liền quốc gia đó, với Trung Quốc biểu tượng ấy thường là trà. Tôi có thể hiểu vì sao mọi người vẫn thường nói rằng những người ở độ tuổi trung niên ở đây có khuynh hướng sử dụng “mọi loại trà ở Trung Quốc”, điều mà tôi chưa từng biết đến khi tôi đọc những cuốn sách viết về văn hóa Trung Quốc.
Vì vậy với những ý niệm này, Vinbarista muốn tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa Trung Quốc với cà phê để nhìn về họ với một khía cạnh mới hơn. Đầu tiên và quan trọng nhất là ta sẽ xem xét về thực trạng cà phê tại Trung Quốc hiện nay và từ đó sẽ có cái nhìn xa hơn về cà phê Trung Quốc.
>> Từ khóa cùng chủ đề: Văn hóa cà phê của nước Nhật, văn hóa cà phê của nước Đức, lịch sử cà phê Việt Nam, văn hóa cà phê của nước Anh, quốc gia nào tiêu thụ cà phê nhiều nhất theo đầu người, văn hóa cà phê của nước Phần Lan,...
Bắt kịp xu hướng ở xứ sở uống Trà
Hãy bắt đầu một chút với những nền tảng nhé. Cà phê đã có mặt ở Trung Quốc từ những năm 1800, nó được các nhà truyền giáo người Pháp giới thiệu ở tỉnh Vân Nam, vì vậy chính xác là cà phê không phải là một thứ quá mới, nhưng người Trung Quốc có uống cà phê không? Không ngoa để nói rằng Trà là một thức uống chính của người Trung hoa, vì vậy cà phê cũng đang cố đuổi kịp hơn nữa, và đã trong một thời gian dài. Nhưng điều đó không có nghĩa là cà phê không thể tìm thấy được ở Trung Quốc, và cũng chắc chắn không có nghĩa là khi bạn tìm thấy được cà phê, bạn sẽ nhận được những tách cà phê nhạt, không hấp dẫn hoặc chỉ là cà phê hòa tan được khuấy lên.
Khi bạn nhìn vào số liệu thống kê và thấy rằng người tiêu dùng Trung Quốc uống 4 cốc cà phê một năm, thật không thể tin được, đặc biệt khi bạn nghĩ lại là mỗi buổi sáng có thể chúng ta đã uống được 2 cốc cà phê, và trung bình người Trung Quốc uống 400 ly trà mỗi năm. Nhưng khi bạn tính đến dân số khổng lồ ở Trung Quốc, điều dễ hiểu là mức trung bình quá thấp, nhưng thị trường cà phê thì vẫn còn khá lớn.
Trên hành trình chúng tôi đi khắp thế giới để tìm hiểu nền văn hóa cà phê khác nhau mỗi quốc gia, công bằng mà nói chúng ta luôn phải dùng những từ “đa dạng, nhiều” khi nhìn vào xu hướng phát triển cà phê của mỗi nước. Cá nhân tôi không quan tâm đến Starbuck, họ dễ dàng pha chế cà phê ngon, và họ có sự lan tỏa khắp thế giới với một tỉ lệ choáng ngợp (mặc dù tôi nghĩ đôi khi cà phê của họ hơi đắt tiền). Bất kể bạn ở đâu trong các cuộc tranh luận về Starbuck, họ đã tạo ra những làn sóng ở Trung Quốc và vẫn đang tiếp tục tạo thêm nhiều lớp sóng hơn nữa.
Nếu bạn đã đến thăm Trung Quốc 10 năm trước và cảm thấy nếu bạn muốn uống một tách cà phê, bạn phải đi bộ xa và vật lộn tìm kiếm nó, hoặc thậm chí bạn phải đi cả một vòng thành phố. Nhưng hiện nay, bạn đã có thể dễ dàng tìm thấy một vài nơi phục vụ một tách cà phê thơm ngon với một vài sự lựa chọn. Điều này một phần là do ảnh hưởng của Starbucks và hiện tại có hơn 1500 cửa hàng của họ tại 90 thành phố Trung Quốc - cũng không tệ khi nhìn lại rằng rất ít cửa hàng cà phê được tìm thấy các đây vài năm. Điều này dẫn đến các chuỗi cửa hàng cà phê khác cũng được du nhập vào Trung Quốc như Costa và một số chuỗi khác từ các quốc gia lân cận; tất cả đã mang tới nhiều công việc và thị trường nhân sự trở nên tăng trưởng hơn cùng với tăng sự phổ biến của cà phê.
>> Có thể bạn quan tâm:
Những ai hay uống cà phê?
Như đã đề cập ở trên, mặc dù số liệu thống kê cho thấy chỉ có 4 ly cà phê được tiêu thụ mỗi năm cho mỗi người, thị trường cà phê ở Trung Quốc thực sự rất khổng lồ - nếu như chuỗi Costa Coffee lên kế hoạch mở được khoảng 1000 cửa hàng vào năm 2020 và Starbuck đã mở hơn 1500 cửa hàng từ năm 1999. Vậy ai đang uống nó??
Sự phổ biến của cà phê, và các chuỗi cửa hàng cà phê nói riêng dường như đang phát triển từ sự yêu thích của giới trẻ ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh. Một bài viết trong The Guardian nhận xét rằng “ Starbuck ở Xintiandi, một khu vực mua sắm thượng lưu ở trung tâm Thượng Hải, hầu hết là những người trẻ, ăn mặc thời trang hoặc quần áo kiểu Trung Quốc”. Điều này cũng có thể nói lên được sự toàn cầu hóa hiện nay và sự đô thị hóa của thị trường Trung Quốc đã khuyến khích sự quan tâm ngày càng tăng của các thương hiệu quốc tế lớn như Starbucks, tạo ra sự cảm thụ hương vị cà phê ở Trung Quốc.
Người ta nói rằng người Trung Hoa không thích vị đăng đắng của cà phê, và kết quả là cà phê ở đây chỉ chủ yếu là các loại cà phê đặc biệt có sữa như frappuccinos và latte đã trở thành sự lựa chọn thức uống của nhiều người, và Starbucks và Costa đưa ra những thay đổi trong công thức pha chế để phù hợp thị hiếu của người Trung Hoa.
Tiến về phía trước
Do sự tiếp nhận và phát triển ngày càng tăng về cà phê, nền văn hóa cà phê ở Trung Quốc không chỉ đang phát triển mà đang trên đà tăng lên nhanh chóng.
Cùng với sự lan tỏa của các thương hiệu cà phê nước ngoài, các chuỗi cà phê của những ông chủ Trung Quốc cũng đang bắt đầu nở rộ và phát triển. Những quán cà phê không chỉ đưa ra những thức uống cà phê mang đậm văn hóa của chính họ, mà người Trung Hoa cũng mang đến nhiều loại cà phê phong cách Phương Tây hơn mà không có thêm sữa hoặc hương vị phụ gia để đáo ứng thị hiếu thông thường của người tiêu dùng Trung Quốc.
>> Bài viết liên quan:
VINBARISTA - ALL YOUR COFFEE NEEDS
Trang thương mại điện tử thuộc Cubes Asia
- Tư vấn mua hàng: 0909 244 388
- Fanpage: Vinbarista - máy pha cafe & cafe
- Website: https://vinbarista.com/
Địa chỉ cửa hàng: