1 tách cà phê gắn liền với kỷ niệm của bao thế hệ người Sài Gòn xưa. Một tách cà phê gắn liền với bao câu chuyện vui buồn, đắng cay, cùng mới điếu thuốc lào đã tạo nên cái hồn riêng cho một văn hóa cà phê của vùng đất này
Mỗi sớm mở mắt ra, là đã thấy 5 – 10 quán cà phê, cứ thế thi nhau mà khai trương rầm rộ. Chẳng phải quán sang trọng thì cũng là những quán phục vụ theo kiểu take-away, và cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Cứ như rằng, cà phê đang tự biến mình thành thức uống của trào lưu và thời đại. Người người uống cà phê càng lúc càng nhiều, liệu rằng chúng ta có quá nhiều thời gian nhàn rỗi cho việc uống cà phê và lướt Facebook chăng ?
Muốn hiểu được, trước tiên phải đi sâu vào cái gọi là “sự bùng nổ của văn hóa cà phê hiện đại” ở Việt Nam này, cụ thể hơn là ở Sài Gòn. Văn hóa cà phê, đó đã từng là việc ngồi ung dung, tự tại, từ từ nhấm nháp tách cà phê truyền thông của Việt Nam, cà phê phin truyền thống. Từng giọt cà phê nhỏ xuống, như bao tinh túy được chắt lọc qua thời gian. Cà phê có nguyên chất hay không phụ thuộc vào tâm của người bán, nhưng một điều chắc chắn rằng nó giúp cho chúng ta trở nên tỉnh táo hơn hẳn. Nhiều thập kỷ qua, nhắc đến cà phê phin là ta nhắc đến ngay một chuẩn mực trong văn hóa thưởng thức cà phê mà bất kì một ai cũng đều trải qua. Rồi bước sang thế kỷ 21, người Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của các máy pha cà phê, được dùng tại các khách sạn 5 sao và các quán cà phê cao cấp. Từ đây, một khái niệm mới được ra đời mang tên “Văn hóa cà phê Espresso Ý” dần hình thành trong tiềm thức của người Sài Gòn.
Các chuỗi cửa hàng cà phê xuất hiện khắp mọi nơi. Tập trung vào những thị trường mới và giới thiệu những thức uống mang hương vị cà phê Espresso, chẳng mấy chốc chiếm được đa số tình cảm của những người yêu cà phê. Các quán cà phê truyền thống nhận thấy điểm bất lợi trước đối thủ cạnh tranh, bèn học tập và phát triển theo khẩu vị của riêng mình. Cà phê truyền thống cũng từ đó mà bị bỏ quên.
Rồi ta cũng vì hoàn cảnh mà quên mất cái hương vị của những tách cà phê phin truyền thống như thế này
“Không thắng được đối thủ, thì chi bằng ta sống hòa hợp cùng với họ, cùng hợp tác lâu dài” Một hộ kinh doanh cà phê cho biết.
Dễ nhận thấy nhất là việc các quán cà phê thi nhau khẳng định thương hiệu “cà phê nguyên chất 100%” khi những nhu cầu về chất lượng cà phê của người tiêu dùng ngày càng cao. Chất lượng của cà phê trong khu vực nhanh chóng được cải thiện rõ rệt, tay nghề của những những người thu hoạch, kỹ thuật của các nhà rang ngày càng được nâng cao, nhằm có thể vừa đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng đi kèm với giá cả hợp lý. Nhà nhà uống cà phê Espresso, chẳng ai còn đoái hoài tới những tách cà phê phin nóng hổi truyền thống của một thời. Thế nhưng, theo một khảo sát thực tế thì 5% người dân Sài Gòn vẫn chuộng và trung thành với cà phê phin truyền thống, mặc kệ xu thế xã hội.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi đã tham khảo ý kiến vài người địa phương, bao gồm các chủ quán café đặc biệt, các khách hàng và các chủ café bình thường. Hãy xem họ nói những gì.
“Thị trường café đang dần dần phát triển hoàn thiện những dòng café chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng”, Dũng – một người chủ quán café địa phương, vừa trò chuyện vừa nhấm nháp từng ngụm cà phê Kenya thuộc hàng cao cấp, cho hay.
Kim, một barista trẻ với khả năng thiên biến vạn hóa cùng những ly latte, hiện đang làm việc tại một quán café sành điệu, tin rằng nhiều người Việt Nam không quan tâm nhiều đến việc café đó có phải 100% nguyên chất hay không, hoặc dùng phương pháp làm khô, sản xuất trung bình hay thậm chí từ phân của loài chồn (Café Chồn). Họ chỉ quan tâm rằng, cà phê đó có ngon hay không.
“Nếu ngon, họ sẽ uống!”
Khoa, một thợ rang yêu nghề ở quận 3, diễn tả sự bùng nổ café như một xu hướng, hiện tượng. Các doanh nghiệp mới cố gắng đầu tư vào các loại hạt với hương vị mới, nhưng chỉ một vài doanh nghiệp thành công – khoảng 50% theo cách nghĩ của anh.
“Café đặc biệt sẽ chiếm ưu thế khi nhiều người chủ vẫn cứ giữ khư khư nguyên tắc ở những nông trại café địa phương.”
Anh dự đoán các phương pháp chế biến như Chemex, Syphon, V60 và bí kíp độc nhất vô nhị của anh sẽ vượt trội hơn hẳn.
“Café pha lạnh chiết xuất giúp giữ nguyên hương vị café tối đa trong 4 giờ đồng hồ.”
Sơn, chủ café ở Đồng Nai cho biết, những nằm về trước trở lại đây, người Việt Nam đã bắt đầu cuộc hành trình tìm lại hương vị nguyên chất của cà phê truyền thống. Quán café bên đường của anh nằm giữa Sài Gòn và Vũng Tàu nhanh chóng trở thành điểm dừng chân của bao người, với mong muốn tìm lại một chút hương vị thuần khiết, đậm đà của ly cà phê truyền thống. Đánh đúng vào tâm lý của khách hàng đã giúp cho việc kinh doanh của anh Sơn thành công hơn bao giờ hết.
Có những nơi không chỉ đơn thuần là kinh doanh cà phê hạt, mà còn nhận rang cà phê tại chỗ, để cho thực khách cho dịp chiêm ngưỡng cái được gọi là “văn hóa cà phê truyền thống của người Việt”.
“Mùi thơm của café rang nguyên chất luôn đậm đà, say đắm và hương vị hoàn hảo.” – James Hoffman, Nhà vô địch Barista thế giới năm 2007 cho hay.
Cà phê đặc sản đang dần trở thành một khái niệm mới, được hình thành trong tâm thức của giới trẻ, một thế hệ “ghiền cà phê” đang ngày càng tìm lại cho mình những giá trị hoài cổ. Những nhận thức mới mẻ về đặc sản cà phê địa phương đầy thú vị và bất ngờ, nhất là đối với một quốc gia có sản lượng cà phê Robusta nhất nhì thế giới như Việt Nam. Điều này vô hình chung sẽ thúc đẩy giao dịch cà phê Arabica, góp phần nâng cao vị trí cà phê Việt Nam trên toàn cầu
Sài Gòn vẫn giữ nguyên được cái hồn, cái cốt lõi của văn hóa cà phê xứ sở này, mặc cho công cuộc hiện đại hóa của xã hội. Chỉ đến khi bạn rời khỏi “Hòn ngọc viễn đông” mới hiểu rằng tìm cho mình một ly cà phê nguyên chất cổ điển là điều may mắn đến dường nào. Mà nếu có thì chưa chắc gì sẽ cảm nhận được cái vị đặc trưng nhất của cà phê xứ Sài Thành này.
VINBARISTA - ALL YOUR COFFEE NEEDS
Trang thương mại điện tử thuộc Cubes Asia
Địa chỉ cửa hàng: