Tìm hiểu về mô hình cà phê bền vững: Tiêu chuẩn canh tác, sự phát triển, các chứng nhận cà phê bền vững, ý nghĩa đối với môi trường, kinh tế xã hội,...
Cà phê bền vững không chỉ chú trọng về lợi nhuận, mà còn đi kèm trách nhiệm xã hội, nỗ lực bảo vệ môi trường sống, phát triển cộng đồng và đảm bảo cuộc sống bền vững cho người nông dân. Cùng Vinbarista tham khảo bài chia sẻ hữu ích sau đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, các tiêu chuẩn, thách thức liên quan đến hình thức canh tác này.
>> Xem thêm:
Cà phê bền vững là gì?
Cà phê bền vững là mô hình canh tác cà phê theo sứ mệnh kép: bảo vệ môi trường và kiến tạo tương lai tốt đẹp cho người nông dân. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998, được giới thiệu trong các cuộc họp chuyên gia được triệu tập bởi SMBC(1), CEC(2) của NAFTA và CCC(3). Tại đây, tính bền vững của cà phê được lý giải chi tiết, đồng thời xác định cà phê hữu cơ (Organic) và thương mại bình đẳng (Fair Trade Coffee) là cà phê bền vững. Đã trải qua hơn hai thập kỷ, mô hình cà phê bền vững đã vươn lên thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.
>> Xem thêm:
Cà phê bền vững là mô hình canh tác cà phê theo sứ mệnh kép (Nguồn: Internet)
Ý nghĩa của canh tác cà phê bền vững
Không phải hiển nhiên mà canh tác cà phê bền vững trở thành mô hình được đánh giá cao và nỗ lực nhân rộng. Ý nghĩa mang lại vô cùng to lớn như sau:
Canh tác cà phê bền vững là phương án vô cùng tối ưu. Mô hình này cam kết hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, sử dụng tài nguyên nước hợp lý và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sống cho thế hệ tương lai.
Cà phê bền vững chính là mô hình lý tưởng, đảm bảo giá cả công bằng, điều kiện làm việc an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo dựng tương lai nhiều cơ hội hơn cho người nông dân.
Mô hình cà phê bền vững ngày càng phát triển đã chứng minh cho việc, nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, cộng đồng ngày càng cao. Điều này sẽ góp phần chung tay bảo vệ thiên nhiên, hướng đến tương lai lâu dài của ngành cà phê. Ngoài ra, hình thức canh tác này còn liên quan đến việc giảm lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, thúc đẩy xây dựng các sáng kiến hay về kỹ thuật,…
>> Tham khảo:
Mô hình canh tác cà phê bền vững mang nhiều ý nghĩa đặc biệt (Nguồn: Internet)
Các tiêu chuẩn canh tác cà phê bền vững
Canh tác cà phê bền vững cần đáp ứng 3 tiêu chuẩn quan trọng sau đây:
-
Bền vững trong sản xuất: Yếu tố này tập trung vào việc áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động gây hại đối với thiên nhiên và hệ sinh thái. Hành động cụ thể là giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chú trọng bảo tồn nguồn nước, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
-
Bền vững trong kinh doanh: Các doanh nghiệp cần đảm bảo quy trình sản xuất, kinh doanh vừa tạo ra lợi nhuận, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng. Hành động cụ thể là trả lương công bằng cho nông dân, cải thiện điều kiện lao động, tạo ra giá trị dài hạn cho các bên liên quan,…
-
Bền vững trong tiêu dùng: Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thay đổi hành vi người tiêu dùng, nhằm mục tiêu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng, môi trường,...
Mô hình cà phê bền vững cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe (Nguồn: Internet)
Các chứng nhận về cà phê bền vững
Các chứng nhận về cà phê bền vững bao gồm: Fair Trade, Rainforest Alliance và Organic,...
-
Fair Trade: Chứng nhận này đảm bảo người nông dân nhận được giá cả công bằng, cải thiện điều kiện lao động và hỗ trợ phát triển cộng đồng nông thôn.
-
Rainforest Alliance: Tập trung vào bảo vệ môi trường, ngăn chặn phá rừng và bảo vệ động vật hoang dã.
-
Organic: Cà phê hữu cơ được trồng mà không sử dụng hóa chất, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và người trồng, cũng như cải thiện chất lượng đất.
-
UTZ: Đảm bảo quy trình sản xuất bền vững, hỗ trợ canh tác thân thiện với môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm cao.
-
4C (Common Code for the Coffee Community): Tập trung vào cải thiện bền vững trong ngành cà phê, xác định các tiêu chuẩn tối thiểu cho canh tác cà phê.
>> Có thể bạn quan tâm: Hiệp hội cà phê đặc sản Specialty Coffee Association (SCA)
Những thách thức trong việc phát triển cà phê bền vững
Phát triển cà phê bền vững là một hành trình dài, phải đối mặt với rất nhiều thách thức như sau:
-
Thiên nhiên: Để mở rộng diện tích trồng cà phê, việc lấn đất phá rừng tự phát là tình trạng luôn luôn xảy ra. Ngoài ra, việc trồng cà phê trên các sườn dốc nếu không được chăm sóc còn làm tăng nguy cơ xói mòn đất, hình thành đồi trọc. Chưa kể, quá trình trồng trọt, chế biến cà phê còn sử dụng một lượng nước lớn, thải ra chất thải gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Đây vẫn luôn là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp cà phê.
-
Kinh tế: Cà phê được coi là sinh kế chính của khoảng 120 triệu dân, trong đó phần lớn là nông dân. Tương tự như mọi loại nông sản khác, người thu mua cà phê luôn hướng đến việc mua giá thấp, bán giá cao. Tuy nhiên, thị trường không ngừng biến động, việc bị ép giá thấp là hoàn toàn có thể xảy ra, buộc nông dân phải phá rừng nhiều hơn, tăng sử dụng thuốc trừ sâu chất lượng thấp, thậm chí kêu gọi nguồn lao động rẻ là trẻ em để tạo lợi nhuận.
-
Biến đổi khí hậu: Khí hậu biến đổi ngày càng mạnh mẽ, việc thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa hàng năm là một thách thức lớn đối với mô hình canh tác cà phê bền vững. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng trồng cà phê ở Trung và Nam Mỹ, buộc nông dân phải chuyển sang các loại cây trồng khác phù hợp hơn. Tình hình này làm giảm đáng kể nguồn cung cà phê, giá cả tăng lên, tiên liệu chính xác về việc thiếu hụt nguyên liệu trong tương lai.
Mô hình cà phê bền vững vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức (Nguồn: Internet)
Cà phê bền vững ở Việt Nam
Ngành cà phê Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của thị trường cà phê toàn cầu, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Hiện nay, mô hình canh tác cà phê bền vững đang không ngừng được đẩy mạnh. Trong đó, cà phê Robusta vẫn nổi tiếng nhất bởi sản lượng dồi dào, hương vị đậm đà và cá tính.
Có thể nói, thị trường cà phê Việt Nam đang đứng trước thời điểm quan trọng với nhiều cơ hội và thách thức. Để kiểm soát tình trạng tăng giá, giảm sản lượng, các bên liên quan đang đẩy mạnh triển khai các phương pháp tiếp cận chiến lược. Nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà đầu tư đòi hỏi phải linh hoạt và chủ động hơn trong từng chiến lược của mình để phát triển ổn định trên thị trường cà phê đầy biến động.
Ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy các hoạt động, sáng kiến canh tác mang tính bền vững cao, tập trung vào bảo tồn môi trường, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê.
Việt Nam phát triển mô hình cà phê bền vững (Nguồn: Internet)
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin về mô hình cà phê bền vững, ý nghĩa, thách thức và các tiêu chuẩn liên quan. Đừng quên đọc blog Vinbarista mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về cà phê. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm cà phê ngon và chất lượng, hãy đến với Vinbarista - trang thương mại điện tử chính thức của Cubes Asia - nhà nhập khẩu chính hãng máy pha cà phê và cung cấp giải pháp toàn diện về cà phê.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cà phê, Vinbarista luôn mang đến những sản phẩm cà phê chất lượng cao, hương vị thơm ngon và giá cả hợp lý, đặc biệt là cà phê hạt, cà phê viên nén từ thương hiệu Carraro, Ý. Khách hàng mua sắm tại Vinbarista sẽ được tư vấn tận tâm, rõ ràng để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất.
Ngoài ra, Vinbarista còn cung cấp đa dạng sản phẩm máy pha cà phê, máy pha cà phê tự động, máy xay cà phê, máy xay cà phê gia đình, dụng cụ barista, tủ bánh trưng bày,... đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Victoria Arduino, Nuova Simonelli, Melitta, Solis, Vitamix,... đáp ứng mọi nhu cầu từ pha chế tại nhà hoặc mở quán cà phê.
Thông tin liên hệ:
{{lienhe}