Bài viết này của Vinbarista sẽ giúp bạn tìm hiểu về cây cà phê từ nguồn gốc, đặc điểm sinh học cho đến quá trình trồng trọt, thu hoạch.
Cà phê, thức uống quen thuộc của hàng triệu người trên thế giới, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Ít ai biết rằng, đằng sau tách cà phê thơm lừng ấy là cả một quá trình trồng trọt, chế biến và pha chế phức tạp. Bài viết này của Vinbarista sẽ giúp bạn tìm hiểu về cây cà phê từ nguồn gốc, đặc điểm sinh học cho đến quá trình trồng trọt, thu hoạch.
>> Xem thêm:
Giới thiệu chung về cây cà phê
Cây cà phê là tên gọi của một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (hay Tây thảo, tên khoa học: Rubiaceae). Đây là một họ thực vật lớn và đa dạng, bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với hơn 6.000 loài cây nhiệt đới. Trong họ này, cây cà phê nằm trong chi Coffea, nổi bật với đặc điểm chứa caffein trong hạt. Bên cạnh đó, một số loài cây khác trong họ Thiến thảo như câu đằng hay canh ki na cũng chứa caffein.
Cây cà phê đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp và thương mại toàn cầu. Đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, cà phê là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông dân, đồng thời đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của ngành cà phê còn góp phần tạo thêm công ăn việc làm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Không chỉ là một loại cây trồng kinh tế, cà phê còn có ý nghĩa văn hóa và xã hội sâu sắc. Đối với nhiều người, cà phê không chỉ đơn thuần là một thức uống buổi sáng mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, gắn liền với những khoảnh khắc thư giãn, gặp gỡ bạn bè và trao đổi công việc.
Cây cà phê khi có quả chín (Nguồn: Internet)
Hoa cà phê (Nguồn: Internet)
Cây cà phê có giá trị kinh tế ở Việt Nam và thế giới (Nguồn: Internet)
Hạt cà phê đã đang rang xong (Nguồn: Internet)
Lịch sử sử dụng cà phê làm thức uống
Cây cà phê có nguồn gốc từ các khu rừng cổ xưa ở Ethiopia, nơi người dân bản địa đầu tiên phát hiện ra tác dụng kích thích của quả cà phê. Theo truyền thuyết, cà phê được phát hiện vào khoảng năm 850 bởi một người chăn dê tên là Kaldi. Ông nhận thấy đàn dê của mình trở nên năng động sau khi ăn những quả cà phê đỏ từ một loại cây bụi. Ông ta đã thử uống nước ép từ những quả này và cảm thấy tỉnh táo lạ thường.
Những người nô lệ bị bắt từ Ethiopia sang Ai Cập đã mang theo loại quả đặc biệt này, và từ đó, cà phê nhanh chóng chinh phục khẩu vị của người dân nơi đây.
Đến thế kỷ 15, cà phê đã vượt biển Đỏ đến bán đảo Ả Rập (Yemen). Tại đây, cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và tôn giáo. Từ Yemen, cây cà phê lan rộng đến Mecca và sau đó là các quốc gia khác trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Ba Tư. Các quán cà phê gọi là "qahveh khaneh" mọc lên khắp nơi, trở thành điểm hẹn giao lưu, trao đổi kiến thức và thảo luận chính trị.
Vào thế kỷ 17, cây cà phê bắt đầu du nhập vào châu Âu qua các thương nhân Venice. Các quán cà phê nhanh chóng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn như London, Paris và Vienna.
Thế kỷ 18 chứng kiến sự lan rộng mạnh mẽ của cà phê. Vào đầu thế kỷ 18, cây cà phê được đưa đến các thuộc địa châu Mỹ. Năm 1720, Gabriel de Clieu mang những cây giống cà phê từ Pháp đến đảo Martinique. Những cây giống này sau đó phát triển mạnh mẽ, tạo ra hàng ngàn cây cà phê và lan rộng đến các đảo Caribbean khác như Saint-Domingue (nay là Haiti) và Mexico. Brazil bắt đầu trồng cà phê vào khoảng giữa thế kỷ 18. Đến cuối thế kỷ, Brazil đã trở thành một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, và đến năm 1852, quốc gia này chính thức trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất toàn cầu.
Cây cà phê cũng được đưa đến các thuộc địa Hà Lan ở Đông Nam Á, đặc biệt là Java (Indonesia) vào đầu thế kỷ 18. Java nhanh chóng trở thành một trong những khu vực sản xuất cà phê quan trọng.
Trong thế kỷ 20 và 21, cây cà phê trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và cuộc sống hàng ngày của nhiều người trên khắp thế giới. Các phong trào cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ đã xuất hiện, tập trung vào chất lượng và tính bền vững.
Hình ảnh minh họa quán cà phê tại nước Anh, thế kỷ 17 (Nguồn: Internet)
>> Tham khảo các bài viết về văn hóa cà phê các quốc gia:
Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam
Sự du nhập của cà phê vào Việt Nam gắn liền với thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1875, thực dân Pháp mang giống cà phê Arabica từ Bourbon đến trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp, năng suất cà phê Arabica tại đây rất thấp.
Vì vậy, họ tiếp tục thử nghiệm trồng cà phê ở nhiều nơi khác, đặc biệt là ở miền Nam và Tây Nguyên. Các đồn điền cà phê quy mô lớn được thành lập, đồng thời 2 giống cà phê Robusta và Mitcharichia cũng được đưa vào trồng thử nghiệm. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng, cà phê nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước.
Từ những đồn điền cà phê đầu tiên ở Kẻ Sở năm 1888, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Đến năm 1938, cả nước đã có 13.000 hecta cà phê, sản xuất 1.500 tấn. Và đến năm 2016, Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brasil, với sản lượng chiếm 16% toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam còn dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê vối (Robusta).
>> Xem thêm: Văn hóa cà phê Việt qua cái nhìn của người nước ngoài
Cà phê đến Việt Nam vào thế kỉ 19 (Nguồn: Vinbarista)
Đặc điểm sinh học của cây cà phê
Thân cây cà phê
Nếu để cây cà phê phát triển tự nhiên, thì chúng có thể đạt chiều cao đáng kể. Cây cà phê chè lên đến 6m, cà phê vối 8-10m và cà phê mít thậm cao 15m. Tuy nhiên, trong môi trường canh tác, người ta thường kiểm soát chiều cao của cây ở mức 2-4m để thuận tiện cho việc thu hoạch.
Cây cà phê có đặc tính sinh trưởng theo hai chiều, thẳng đứng và nằm ngang, tạo nên một tán lá rộng và sum suê. Vỏ cây thường có màu nâu hoặc xám, với nhiều nhánh và cành nhỏ phân bố đều đặn.
Đặc điểm thân cây cà phê (Nguồn: Internet)
Hoa cà phê
Hoa cà phê màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm. Trong tự nhiên, hoa nở rải rác quanh năm, nhưng trong canh tác, người ta thường tưới nước vào đầu mùa khô để kích thích hoa nở đồng loạt. Hoa nở trong 3-4 ngày, nhưng thời gian thụ phấn chỉ diễn ra trong vài giờ. Hoa cà phê tỏa hương thơm dễ chịu và thường tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp khi nở rộ trên các đồn điền Tây Nguyên.
Vườn hoa cà phê đẹp tranh ở Tây Nguyên (Nguồn: Internet)
Quả cà phê
Quả cà phê sẽ phát triển trong 7-9 tháng sau khi thụ phấn. Quả có hình bầu dục, ban đầu có màu xanh và chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng khi chín. Thông thường, một quả chứa hai hạt, được bao bọc bởi lớp thịt quả. Hai hạt ép sát vào nhau, với mặt tiếp xúc phẳng và mặt hướng ra ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp trắng bám chặt vào vỏ hạt và một lớp vàng lỏng lẻo hơn bên ngoài. Đôi khi, quả chỉ có một hạt do chỉ có một nhân hoặc hai hạt dính lại thành một.
Quả cà phê lúc mới thu hoạch (Nguồn: Internet)
Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch của cây cà phê
Cây cà phê bắt đầu cho quả sau 3-4 năm trồng. Tuy nhiên, những quả đầu tiên, hay còn gọi là quả bói, thường được vặt bỏ để cây tập trung phát triển thân cành và lá. Việc thu hoạch đại trà chỉ diễn ra từ năm thứ 4 và đây cũng là năm mang lại lợi nhuận cho người trồng.
Tuổi thọ kinh tế của một vườn cà phê thường kéo dài khoảng 20-25 năm. Sau đó, năng suất cây sẽ giảm sút do già cỗi, đòi hỏi người trồng phải trồng mới hoặc cải tạo bằng cách cắt gốc và ghép chồi.
Mùa thu hoạch cà phê diễn ra từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, tập trung chủ yếu vào tháng 11. Quả cà phê chín khi chuyển sang màu đỏ và được thu hoạch rộ vào tháng 11 để tránh những cơn mưa cuối mùa gây rụng quả.
Sau khi thu hoạch, quả cà phê được phơi khô trong nhiều ngày rồi đưa vào máy xay để tách lấy phần nhân bên trong. Phần vỏ còn lại, hay còn gọi là trấu, có thể được tận dụng làm phân hữu cơ.
Các giống cây cà phê phổ biến trên thế giới
Dưới đây là một số giống cây cà phê phổ biến nhất trên thế giới:
Cây cà phê Arabica
Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê chè ở Việt Nam, chiếm khoảng 70% sản lượng cà phê toàn cầu. Loại cà phê này được ưa chuộng bởi hương thơm tinh tế, vị chua thanh và hậu vị ngọt ngào. Arabica thường được trồng ở độ cao từ 800-2000 mét so với mực nước biển, nơi có khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ.
Có nguồn gốc từ Ethiopia, Arabica đã bắt đầu hành trình chinh phục thế giới từ thế kỷ 16-17, khi những cây đầu tiên được đưa đến Yemen. Từ Yemen, giống cà phê này lan rộng ra toàn cầu, mang theo hai nguồn gen quan trọng và có tính chính thống nhất là:
-
A.Typica: Xuất phát từ những cây Arabica rời Yemen đến Java, Indonesia ngày nay, thông qua các chuyến hải trình của Hà Lan vào cuối thế kỷ 17. Typica nổi tiếng với tiềm năng chất lượng vượt trội, từng được xem là chuẩn mực để đánh giá hương vị các loại cà phê khác.
-
A.Bourbon: Có nguồn gốc từ những cây cà phê được người Pháp mang từ Yemen đến đảo Bourbon. So với Typica, Bourbon thường có lá rộng hơn, quả và hạt tròn hơn, đồng thời năng suất cũng cao hơn khoảng 20-30%.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Arabica có thể xuất hiện các đột biến tự nhiên, tạo ra những giống mới với đặc tính khác biệt. Một số giống đột biến tự nhiên phổ biến bao gồm Caturra (đột biến từ Bourbon), Villa Sarchi (đột biến từ Bourbon) và Pacas (đột biến từ Typica).
Arabica được ưa chuộng trên thế giới (Nguồn: Internet)
Cây cà phê Robusta
Cà phê Robusta, còn được biết đến với tên gọi cà phê Vối, đóng góp khoảng 30-40% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Với hàm lượng caffeine cao gấp đôi so với Arabica, Robusta mang đến hương vị đậm đà và vị đắng đặc trưng, thường được ưa chuộng trong các sản phẩm cà phê hòa tan hoặc cà phê pha trộn (blend).
Loại cây này sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới, sở hữu khả năng kháng sâu bệnh vượt trội cùng năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện trồng trọt ở vùng đất thấp, dưới độ cao 800 mét. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây dao động từ 24-29°C, kèm theo lượng mưa hàng năm trên 1000 mm. So với cây cà phê Arabica, cà phê Vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn, do đó ít khi được trồng dưới bóng râm.
Tại Việt Nam, cà phê Robusta đạt trung bình 500-600 kg/ha, cao hơn đáng kể so với giống Arabica. Tuy nhiên, tiềm năng hương vị của Robusta lại bị đánh giá thấp hơn, đặc trưng bởi vị cay, đắng và mùi khói nồng. Bù lại, Robusta sở hữu khả năng kháng sâu bệnh vượt trội nhờ nguồn gen mạnh mẽ.
Chính những đặc tính này đã khiến Robusta trở thành giống cà phê phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhờ vào sản lượng lớn và khả năng thích nghi cao, Robusta đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê.
Cà phê Robusta phát triển mạnh tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Cây cà phê Liberica hay Excelsa
Cà phê Liberica có nguồn gốc từ Châu Phi, có chiều cao từ 2 - 5 mét, nổi bật với thân, lá và quả đều to hơn hẳn so với cà phê Robusta. Do lá to và xanh đậm, giống lá mít, nên ở Việt Nam, nó thường được gọi là "cà phê mít".
Mặc dù có khả năng chịu hạn tốt, cà phê Liberica lại có năng suất thấp và dễ bị bệnh gỉ sắt. Hương vị của nó cũng chỉ ở mức chấp nhận được, không đặc sắc như Arabica hay Robusta, nên chưa được trồng rộng rãi.
Khoảng 20 năm trước, Liberica gần như vắng bóng trên thị trường cà phê thế giới, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất cà phê hòa tan. Nông dân thường phải trộn Liberica với Robusta để bán cho các nhà sản xuất cà phê hòa tan hoặc những người mua Robusta. Tuy nhiên, những nỗ lực không ngừng trong những năm đầu thế kỷ 21 đã giúp Liberica dần được biết đến và phổ biến hơn, đặc biệt là ở Philippines và Malaysia.
Cây cà phê Liberica phổ biến ở Malaysia và Philipines ở thế kỉ 21 (Nguồn: Internet)
Vùng trồng cà phê trên thế giới và Việt Nam
Brazil, Colombia và Việt Nam hiện đang là ba quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Brazil nổi tiếng với sản lượng cà phê Arabica khổng lồ, trong khi Việt Nam lại đứng đầu về cà phê Robusta. Bên cạnh ba "ông lớn" này, Indonesia, Ethiopia, Ấn Độ, Mexico, Peru, Honduras, và Guatemala cũng đóng góp đáng kể vào nguồn cung cà phê toàn cầu.
Tại Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, và Kon Tum. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và đất đỏ bazan màu mỡ, Tây Nguyên là môi trường lý tưởng cho cây cà phê Robusta phát triển mạnh mẽ.
Ngoài Tây Nguyên, cà phê cũng được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, và Lai Châu, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở các vùng trồng cà phê Việt Nam đã tạo ra những loại cà phê với hương vị và đặc tính riêng biệt, góp phần làm phong phú thêm bức tranh cà phê thế giới.
Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm cà phê đỉnh cao, hãy thử ngay cà phê Carraro tại Vinbarista. Với hơn 90 năm kinh nghiệm, Carraro cam kết mang đến những hạt cà phê chất lượng nhất từ các vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới. Mỗi tách cà phê Carraro là một hành trình khám phá hương vị, từ vị ngọt ngào của caramel đến hương thơm phức hợp của các loại trái cây. Tại Vinbarista, bạn không chỉ được thưởng thức cà phê tuyệt hảo mà còn được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm. Hãy đến Vinbarista và lựa chọn cho mình những sản phẩm cà phê hạt pha máy nguyên chất, cà phê bột, cà phê viên nén từ thương hiệu Carraro, Ý.
Cà phê không chỉ là một thức uống, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của nhiều người trên thế giới. Hiểu rõ về cây cà phê không chỉ giúp chúng ta thưởng thức trọn vẹn hương vị tuyệt vời của nó mà còn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Thông tin liên hệ:
VINBARISTA - ALL YOUR COFFEE NEEDS
Trang thương mại điện tử thuộc Cubes Asia
- Tư vấn mua hàng: 0909 244 388
- Fanpage: Vinbarista - máy pha cafe & cafe
- Website: https://vinbarista.com/
Địa chỉ cửa hàng: