Portafilter là một bộ phận cực kỳ quan trọng của máy pha cà phê để tạo ra những ly cà phê Espresso thơm ngon, chất lượng.
Portafilter là một bộ phận cực kỳ quan trọng của máy pha cà phê để tạo ra những ly cà phê Espresso thơm ngon, chất lượng. Vậy Portafilter là gì? Cấu tạo và vai trò của Portafilter trong máy pha cà phê là gì? Cùng Vinbarista tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
>> Các bài viết liên quan:
Portafilter là gì?
Portafilter hay “tay cầm” là bộ phận có thể tháo rời của máy pha cà phê, giữ chức năng chứa bột cà phê trong quá trình chiết xuất. Nước nóng sẽ được bơm với áp suất cao vào trong Portafilter để chiết xuất cà phê và chảy vào ly để bên dưới.
Tay cầm portafilter là bộ phận giữ bột cà phê trong suốt quá trình chiết xuất (Nguồn: Internet)
Các thành phần chính của tay cầm Portafilter
3 thành phần chính của tay cầm Portafilter gồm có tay cầm (Handle), giỏ lọc (Basket) và vòi (Spout).
Tay cầm (Handle)
Tay cầm (Handle) là bộ phận để người sử dụng cầm nắm và gắn Portafilter vào group head. Tay cầm thường được làm bằng gỗ hoặc thép không gỉ bọc nhựa. Bộ phận này không chỉ giúp người dùng cầm nắm chắc chắn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác khi thao tác với Portafilter.
Tay cầm (Handle) là bộ phận để người sử dụng cầm nắm (Nguồn: Internet)
Giỏ lọc (Basket)
Giỏ lọc (Basket) là bộ phận chứa cà phê đã được xay và cho phép nước nóng thẩm thấu trong quá trình chiết xuất. Giỏ lọc được làm bằng kim loại và có các lỗ nhỏ ở dưới đáy để cà phê sau khi chiết xuất có thể chảy ra ngoài.
Các loại Basket phổ biến:
Giỏ lọc (Basket) là bộ phận chứa cà phê đã được rang xay (Nguồn: Internet)
Vòi (Spout)
Vòi (Spout) là bộ phận dẫn cà phê từ giỏ lọc xuống ly đựng cà phê bên dưới, có thể có một hoặc hai vòi tùy thuộc vào loại Portafilter. Loại có hai vòi thường được sử dụng để pha hai tách Espresso (double shot) cùng lúc.
Vòi (Spout) là bộ phận dẫn cà phê từ giỏ lọc xuống ly đựng cà phê (Nguồn: Internet)
>> Xem thêm:
Các loại Portafilter khác nhau
Tay cầm đơn (Single Portafilter)
Tay cầm đơn (Single Portafilter) được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn với khả năng chứa khoảng 7 - 10g bột cà phê - định lượng để pha 1 shot cà phê Espresso. Tay cầm đơn phù hợp để sử dụng cho cá nhân hơn khi sử dụng ở quán cà phê. Ngoài ra, tách cà phê espresso được pha với tay cầm đơn (Single Portafilter) sẽ có hương vị ít đậm đà hơn. Do đó, tay cầm đơn (Single Portafilter) là lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai muốn uống ít caffeine.
Tay cầm đơn (Single Portafilter) (Nguồn: Internet)
Tay cầm đôi (Double Portafilter)
Tay cầm đôi (Double Portafilter) có khả năng chứa đến 14 - 18g bột cà phê và tạo ra lượng cà phê nhiều gấp đôi tay cầm đơn cho một lần pha. Tách cà phê Espresso được pha từ tay cầm đôi sẽ có hương vị đậm đà, cô đặc với lượng caffein nhiều hơn. Vậy nên, tay cầm đôi (Double Portafilter) sẽ là lựa chọn dành cho những người muốn uống cà phê đậm hơn hoặc muốn chia một shot thành hai ly.
Tay cầm đôi (Double Portafilter) (Nguồn: Internet)
Tay cầm không đáy (Bottomless or Naked Portafilter)
Tay cầm không đáy (Bottomless or Naked Portafilter) hay Portafilter trần giúp barista có thể dễ dàng quan sát dòng chảy và kiểm soát các vấn đề xảy ra. Đồng thời, việc này còn mang đến trải nghiệm thú vị và độc đáo cho khách hàng.
Tay cầm Bottomless và Spouted Portafilter (Nguồn: Internet)
Tay cầm có áp suất (Pressurized Portafilter)
Tay cầm có áp suất (Pressurized Portafilter) được thiết kế nhằm giúp quá trình pha cà phê espresso dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu. Trong suốt quá trình chiết xuất, loại tay cầm này sẽ tạo ra áp lực lên bột cà phê giúp tạo ra sự ổn định và đồng đều. Nhờ đó, dù cà phê xay không đều hay kỹ thuật nén chưa chặt thì bộ lọc vẫn có thể khắc phục được những thiếu sót này.
Tuy nhiên, hạn chế của tay cầm có áp suất chính là không tạo ra được hương vị đậm đà và lớp crema béo ngậy như tay cầm truyền thống không có áp suất.
Tay cầm dạng viên nén (Pod or Capsule Portafilter)
Tay cầm dạng viên nén (Pod or Capsule Portafilter) được phát minh cho cà phê viên nén được đóng gói sẵn. Đây sẽ là lựa chọn cực kỳ tiện lợi dành cho những ai muốn pha cà phê espresso một cách nhanh chóng và không gây ra sự bừa bộn. Hạn chế của tay cầm dạng viên nén chính là không thể điều chỉnh liều lượng hay lực nén cà phê.
Tay cầm dạng viên nén (Pod or Capsule Portafilter) (Nguồn: Internet)
>> Có thể bạn quan tâm;
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Portafilter
Để quá trình chiết xuất espresso hiệu quả, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
-
Đường kính: Tay cầm có đường kính phổ biến nhất là 58mm thường được sử dụng cho máy pha cà phê chuyên nghiệp, mang đến sự cân bằng tốt giữa lượng cà phê và chất lượng khi chiết xuất. Còn đối với máy pha cà phê dành cho gia đình, đường kính portafilter có thể nhỏ hơn, khoảng 53mm. Bộ lọc càng nhỏ thì lượng cà phê sử dụng càng ít.
-
Kích thước: Việc lựa chọn kích thước giỏ lọc cần cân nhắc với thông số kỹ thuật của máy pha cà phê và nhu cầu sử dụng. Ba kích thước phổ biến nhất là Single Shot Baskets (chứa khoảng 8 - 10g cà phê), Double Shot Baskets (chứa khoảng 16 - 22g cà phê), Triple Shot Baskets (chứa khoảng 30 - 35g cà phê).
-
Portafilters có áp suất và không có áp suất: Portafilter có áp suất thường có ít lỗ hơn, giúp quá trình pha cà phê diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người dùng sẽ khó kiểm soát hơn đối với shot cà phê. Do đó, portafilter có áp suất được sử dụng nhiều hơn ở những người mới bắt đầu pha cà phê và những người thích sự tiện lợi. Còn với portafilter không có áp suất, áp suất được tạo ra đến từ máy pha cà phê, cho phép barista điều chỉnh trong quá trình chiết xuất. Nhờ vậy, barista có thể kiểm soát chất lượng cà phê tốt hơn, tạo ra ly cà phê đậm đà hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quá tốt, người dùng cần đảm bảo các yếu tố về liều lượng cà phê, kích thước xay và áp suất nén.
-
Bộ lọc có vòi so với bộ lọc không có vòi: Portafilter có vòi sẽ giúp cà phê chảy đều vào cốc để bên dưới, đặc biệt trong trường hợp pha hai lần với hai vòi. Còn portafilter không vòi có thiết kế để lộ hoàn toàn giỏ lọc cho phép người dùng quan sát toàn bộ quá trình chiết xuất. Từ đó, dễ dàng phát hiện ra sự không đồng đều để tinh chỉnh kịp thời và đồng nhất được chất lượng cà phê. Đồng thời, portafilter không vòi cũng giúp quá trình vệ sinh bộ lọc dễ dàng hơn.
>> Xem thêm:
Hầu hết các máy pha cà phê espresso hiện nay đều đi kèm với portafilter riêng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay thế hoặc mua thêm portafilter khác. Việc lựa chọn kích thước portafilter rất quan trọng, hãy đảm bảo sự phù hợp với máy pha cà phê của bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua portafilter tại Vinbarista với đa dạng tay cầm chất lượng như tay cầm bộ lọc bằng gỗ óc chó Lelit 58mm, bộ tay cầm ECM cho đầu họng van xoay của máy pha cà phê, tay cầm ECM bằng thép không gỉ cao cấp (không đáy), tay cầm bộ lọc Lelit 58mm 2 chiều Lelit58,... có thể sử dụng với nhiều dòng máy pha cà phê khác nhau hiện nay.
Bên cạnh đó, Vinbarista - trang thương mại điện tử chính thức của Cubes Asia còn cung cấp các giải pháp toàn diện về cà phê gồm tư vấn, sản phẩm, lắp đặt, đào tạo và bảo trì. Nhờ vào uy tín và nỗ lực không ngừng nghỉ, Vinbarista và Cubes Asia được rất nhiều đối tác lớn tin tưởng lựa chọn như Park Hyatt, Novotel, Pullman, The Coffee House, Viva Star, Laha Coffee, Trung Nguyên,...
Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp toàn diện về cà phê, hãy liên hệ với Vinbarista ngay hôm nay nhé!
Thông tin liên hệ:
VINBARISTA - ALL YOUR COFFEE NEEDS
Trang thương mại điện tử thuộc Cubes Asia
- Tư vấn mua hàng: 0909 244 388
- Fanpage: Vinbarista - máy pha cafe & cafe
- Website: https://vinbarista.com/
Địa chỉ cửa hàng: